Chuẩn bị bề mặt trát:
Công tác trát được tiến hành sau khi đã hoàn thiện xong việc lắp đặt các loại dây, ống ngầm trong tường.
Mặt trát sạch và nháp để đảm bảo cho lớp vữa bám chắc. Trước khi trát, bề mặt lớp trát phải làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, các vết dầu mỡ và tưới ẩm. Đối với trần bê tông trước khi trát cần xử lý bề mặt tạo độ nhám bằng cách dùng vữa xi măng cát vàng để vẩy một lớp mỏng.
Để đảm bảo cho phương pháp trát tường phẳng cần vệ sinh bề mặt trát, tưới nước bề mặt trát để tăng độ bám dính của vữa và tránh lỗi nứt chân chim sau khi trát.
Công tác trộn vữa:
Dụng cụ chuẩn bị vữa ngoài cuốc lưỡi tròn để trộn vữa và xẻng đầu vuông để xúc vữa còn cổ hộc đựng vữa cao không quá 20cm, xô, xe cút kít, xe cải tiến, rây để sàng xi măng, bột màu, sàng để lọc vôi.
Cát trát phải được sang kỹ qua lưới sàng 1.5×1.5mm, tránh lẫn các tạp chất như rác, đất, bùn, bẩn…phải được loại bỏ để khi trát bề mặt trát mới phẳng không bị nứt, hay bị “nổ” bề mặt trát.
Vữa trát phải đúng định mức, thường thì vữa trát mác 75 theo phương pháp trát tường phẳng trộn vữa không đúng định mức làm vữa kém bám dính do ít xi măng, hay làm vữa giòn khi quá nhiều xi măng.
Định mức trộn vữa tam hợp cát vàng mác 75:
Xi măng (kg) Vôi cục (kg) Cát vàng (m3)
Ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như khu vệ sinh, phòng tắm rửa, nhà bếp khi trát phải dùng vữa xi măng cát có mác lớn hơn hoặc bằng M7,5 hoặc vữa có khả năng chống thấm để tăng cường khả năng chống thấm và tăng độ bám dính giữa các lớp trát.
Chuẩn bị cho phương pháp trát tường phẳng chúng ta phải trộn vữa khô (cát và xi măng) thật kỹ trước khi trộn đều với nước để tạo hỗn hợp vữa trát.
Vữa vôi: Trộn vôi với nước cho thật nhuyễn rồi mới trộn với cát.
Vữa tam hợp: Trộn khô cát và xi măng rồi thêm vôi nước nhuyễn.
Sàng cát qua lưới để lọc rác bẩn lẫn trong cát trong quá trình vận chuyển, tránh sau này bề mặt tường bị vết.
Trộn khô cấp phối nhiều lần cho đều cốt liệu, sau đó trộn nước vừa tỉ lệ để được lượng vữa trát cần thiết.
Công tác đắp mốc:
Đối với tất cả các tường trước khi trát phải được đặt mốc, mốc phải đặt chính xác, mặt của các mốc phải nằm trên cùng mặt phẳng.
Phương pháp trát tường phẳng lưu ý trên mặt tường trát, ở vị trí 2 gốc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng từ 15 – 20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mặt mũ đinh cách tường bằng chiều dày lớp trát.
Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách nhau một đoạn khoảng 2m lại đóng 1 đỉnh sao cho mũ đinh vừa chạm dây dọi.
Dùng đinh, mạch gỗ hoặc cột vữa để đánh dấu mốc vữa trát, tránh trường hợp sau khi trát bị chỗ dày chỗ mỏng.
Các cột vữa có bề rộng 8 – 12cm cách nhau 1,5-2cm, chiều cao cột vữa đúng bằng chiều dày lớp vữa hoàn thiện.